Mô hình học tập Lai (Hybrid learning): Nâng tầm giáo dục tương lai


    Khi đại dịch bắt đầu vào năm 2020, trường học phải đóng cửa và 1,2 tỷ học sinh tại 86 quốc gia1 phải về nhà và tiếp tục học từ xa, sử dụng các nền tảng trực tuyến cho các tiết học. Mặc dù một số trường đã áp dụng vài hình thức học tập trực tuyến trước đại dịch, giãn cách trên toàn cầu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghệ giáo dục. Điều này đã giúp các trường học tiếp tục giảng dạy giữa một trong những khủng hoảng lớn nhất của lịch sử thế giới.

    Tuy nhiên, công nghệ giáo dục không chỉ là một biện pháp để duy trì việc giảng dạy giữa khủng hoảng. Trải nghiệm trong suốt 18 tháng qua sẽ khuyến khích nhà trường nghĩ về một tương lai mà việc học có thể diễn ra ở bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào. Việc tiếp cận tài liệu học tập và môi trường học tập vượt khỏi 4 bức tường của nhà trường. Với sự giúp đỡ của công nghệ, việc học sẽ càng trở nên cá nhân hóa, có tính hợp tác và tính nhập vai hơn. Tương lai này của ngành giáo dục sẽ được mở ra nhờ mô hình học tập lai (hình thức học tập kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp)

    Lợi ích thật sự của việc ‘học mọi lúc, mọi nơi’

    Tính linh hoạt là một trong những lợi ích chính của hình thức học tập lai ( hybrid learning)2. Trong môi trường học tập kết hợp, một số học sinh sẽ có mặt trực tiếp tại lớp học, trong khi đó một số học sinh sẽ tham gia lớp học từ xa. Hình thức lớp học lai cho phép học sinh tiếp tục tham gia các tiết học bất kể trở ngại như khuyết tật về thể chất hay khoảng cách địa lý đến trường.

    Tính linh hoạt của hình thức học tập lai cho phép học sinh chủ động trong học tập. Với các phần mềm học trực tuyến, học sinh được khuyến khích tiếp thu kiến thức một cách độc lập, bên ngoài lớp học và sách vở, có thể xem lại các tiết học và những gì giáo đã giảng bằng cách tua lại video. Nhờ hệ thống quản lý học tập, học sinh cũng có thể nhận biết các lỗ hổng học tập thông qua phân tích và báo cáo dữ liệu.

    Hình thức học tập lai cho phép giáo viên mở rộng thêm về các chủ đề hay khái niệm mà học sinh cảm thấy khó. Khi cần, giáo viên có thể giúp hỗ trợ học sinh từ xa. Thế nhưng, mô hình học tập lai không chỉ là kết hợp các bài giảng trực tiếp vào giáo trình. Giáo viên có thể tối ưu thời gian và sử dụng tài nguyên kỹ thuật số để khiến việc học tập hiệu quả, có tính chất hợp tác và thú vị hơn. Việc này bao gồm thực hiện các chương trình trao đổi quốc tế trực tuyến với các trường ở nước ngoài, mời các giáo viên bên ngoài thỉnh giảng. Nhờ các công nghệ nhập vai như thực tế ảo (VR) hay thực tế ảo tăng cường (AR), giáo viên có thể khiến buổi học trở nên sống động. Chính điều này khiến hình thức học tập lai khác biệt so với học tập kết hợp. Vì học tập kết hợp chủ yếu là các lớp học trực tiếp, được bổ trợ bởi học trực tuyến, trong khi hình thức học tập lai tập trung vào cả hai hình thức học, kết hợp phương pháp đồng bộ và không đồng bộ để tạo nên môi trường học tập linh hoạt.

    Ngày càng nhiều sự chấp nhận cho hình thức học tập lai

    Hình thức học tập lai kết hợp lợi ích của việc học tại lớp, tiết học và nguồn tài nguyên số, giúp nâng cao trải nghiệm học tập cho học sinh ở mọi nơi. Hoa Kỳ đã nắm bắt được lợi ích của việc học tập kết hợp. Theo American Enterprise Institute,3 45% trường học cấp mẫu giáo đến phổ thông tại Hoa Kỳ đã áp dụng hình thức học tập lai vào tháng 6/2021. Riêng biệt, một báo cáo nghiên cứu của Gartner® nói rằng “vào năm 2025, 25% các học viện sẽ tận dụng lớp học lai để giảng dạy các lớp căn bản.” The National School Board Association (NSBA) cũng đã kêu gọi tài trợ thêm4 để giúp trường học nâng cấp hệ thống và cơ sở vật chất nhằm chuyển đổi sang học tập lai. World Economic Forum5 kỳ vọng ‘học mọi lúc mọi nơi’ sẽ được đón nhận bởi các học sinh và nhà cung cấp giải pháp, khi công nghệ 5G càng trở nên phổ biến ở các quốc gia như Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản.

    Đầu tư vào công nghệ một cách thông minh để chuyển đổi sang mô hình học tập lai thành công

    Việc số hóa giáo dục giúp các trường học có thể áp dụng mô hình học tập lai. Nhưng mô hình học tập mới này cần trang bị cho các giáo viên và học sinh thiết bị phù hợp để tạo nên môi trường học thuận lợi. Ví dụ như các chương trình tối ưu WiFi để quản lý lượng truy cập tăng cao khi các lớp học diễn ra cùng lúc, hay thiết bị khử ồn để tránh gián đoạn lớp học.

    Bên cạnh đó, học sinh cần các món đồ thiết yếu của trường học để mang đến trải nghiệm học tập liền mạch. Đó là các thiết bị như bút stylus có ngòi cảm ứng lực để ghi chép, một chiếc laptop cứng cáp đủ để chịu được các va đập thường ngày. Hay máy tính bảng với camera hướng ngoài để tiến hành các cuộc thảo luận nhóm trực tiếp, cho phép học sinh chụp và chia sẻ hình ảnh, video ngay lập tức trên các ứng dụng hợp tác.

    Khi học sinh học tập và chia sẻ thông tin mỗi ngày, việc giữ thông tin cá nhân của học sinh an toàn cũng quan trọng không kém. Các trường học sử dụng mô hình học tập lai cần nhiều tầng an ninh mạng. Đó là bảo vệ phần cứng như khe cắm bảo mật, bảo vệ danh tính như mã hóa phần mềm, và công cụ để các nhân viên IT quản lý thiết bị từ xa và rò rỉ dữ liệu.

    Mô hình hình thức học tập lai là bước chuyển biến từ trải nghiệm học tập truyền thống sang trải nghiệm học tập linh hoạt, hợp tác và mở rộng hơn. Bằng việc trang bị các thiết bị phù hợp cho học sinh và giáo viên, cùng với quản lý IT và đầu tư cơ sở hạ tầng, trường học sẽ có thể nâng tầm giáo dục lên một tầm cao mới.

    1https://www.weforum.org/agenda/2020/04/coronavirus-education-global-covid19-online-digital-learning
    2https://resources.owllabs.com/blog/hybrid-learning
    3https://www.returntolearntracker.net
    4https://edtechmagazine.com/k12/article/2021/02/what-role-will-hybrid-learning-play-future-k-12-education-perfcon
    5https://www.weforum.org/agenda/2020/03/3-ways-coronavirus-is-reshaping-education-and-what-changes-might-be-here-to-stay